Cập nhật tiêu chuẩn lắp đặt máy phát điện mới nhất

03/11/2021 - Tác giả:
Phạm Khắc Tấn
Phạm Khắc Tấn
Tiêu chuẩn lắp đặt máy phát điện được đưa ra nhằm đảm bảo thiết bị vận hành ổn định. Đồng thời, việc lắp đặt theo đúng quy sẽ giúp toàn bộ hệ thống điện vận hành an toàn.

Hệ thống máy phát tại các cơ sở y tế, giáo dục, quốc phòng,.. Đều phải tuân theo tiêu chuẩn lắp đặt máy phát điện. Cho dù sử dụng biện pháp thi công lắp đặt máy phát điện nào, bên phía thi công cũng nên tuân theo quy chuẩn chung này. Vậy tiêu chuẩn Việt Nam về lắp đặt máy phát điện có gì cần chú ý? Hãy cùng Thế Giới Led cập nhật tiêu chuẩn thi công lắp đặt máy phát điện trong bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chuẩn lắp đặt máy phát điện về hiện phòng ốc

Khi lắp đặt máy phát điện dự phòng cho cơ sở y tế, giáo dục, quốc phòng hay tại các khách hàng lớn, bên chủ thi công cũng cần đặc biệt chú ý đến điều kiện phòng ốc. Bởi không gian lắp đặt giữ một vai trò khá quan trọng để duy trì hoạt của dàn máy cũng như tạo thuận lợi cho người dùng.

Kích thước phòng đặt máy phát điện

Mô tả kích thước phòng đặt máy phát điện

Mô tả kích thước phòng đặt máy phát điện

Kích thước phòng đặt máy phát điện phải đảm bảo 3 tiêu chí cơ bản sau đây.

  • Chiều rộng của phòng đặt máy phải tổng chiều dài của máy cộng với chiều rộng của hai bên máy (mỗi bên máy có chiều rộng tối thiểu 0.8m). Trường hợp trong thùng có thêm bồn dầu dự phòng thì phải cộng thêm cả chiều rộng của bồn dự phòng đó và một số chất bị cần thiết.
  • Chiều dài của phòng đặt máy bằng tổng chiều dài thân máy cộng với chiều tiêu âm gió, chiều dài của chụp thoát gió và khoảng trống tối thiểu 1m.
  • Chiều cao của phòng đặt máy bằng chiều cao máy phát cộng với chiều cao bô giảm thanh, chiều cao ống khói và khoảng cách tối thiểu 1m.

Hệ thống bệ máy và giảm chấn

Nếu như sử dụng lại máy phát âm rất nhỏ, bạn không cần phải bố trí thêm bệ máy. Tuy nhiên nếu là dòng máy công suất cao, bạn nên lắp đặt thêm bệ máy để hạn chế lực tác dụng lên mặt sàn.

Bệ máy nên xây dựng theo dạng bê tông cốt thép với bề dày trong khoảng từ 10 đến 30cm. Đồng thời, kích thước bệ phải lớn hơn so với tổng kích thước máy từ 10 đến 50cm.

Ngoài ra chủ thi công còn phải bố trí cả lò xo giảm chấn phòng trường hợp máy hoạt động ở công suất cao không bị rung lắc mạnh. Lò xò giảm chấn cần đảm bảo mức tải trọng lớn gấp đôi tải trọng của thiết bị phát điện.

Hệ thống cách âm

Khi nghiên cứu tiêu chuẩn lắp đặt máy phát điện, bạn cần chú ý đến hệ thống cách âm

Khi nghiên cứu tiêu chuẩn lắp đặt máy phát điện, bạn cần chú ý đến hệ thống cách âm

Nếu như xung quanh khu vực đặt máy phát gần với khu dân cư, bạn chắc chắn cần phải bố trí thêm hệ thống cách âm. Trong đó hệ thống cách âm phòng máy phát điện cần tuân theo một số quy định dưới đây.

  • Tiêu âm tường và trần của phòng đặt máy: Tường và trần cần bố trí khung thép có lớp bông thủy tinh với tỷ trọng trung bình từ 80 đến 100kg/m3. Cùng với đó là phần vải bọc có tác dụng chống cháy, tôn đục lỗ.
  • Khối tiêu âm của cả phần đầu ra và đầu vào: Chất liệu tương tự như phần tường và trần. Đồng thời, khối tiêu âm đầu vào cần đạt diện tích 1.3 đến 1.5 lần phần diện tích két nước. Còn với khối tiêu âm đầu ra diện tích cần bằng 1.1 đến 1.3 lần diện tích két nước.
  • Bô giảm thanh sơ cấp và thứ cấp: Phía bên ngoài phải làm từ chất liệu thép, phía trong là bông thủy tinh với tỷ trọng từ 80 đến 100kg/m3.
  • Cửa chớp đón gió vào và gió ra: Làm từ chất liệu thép hàn theo từng khối một thành dạng nan chớp, có bố trí lưới inox ngăn chuột.

Hệ thống cấp dầu

Đối với dòng máy công thức nhỏ hoặc vừa phải, bồn chứa dầu có khả năng chứa đủ lượng dầu cho 5 đến 12 tiếng vận hành liên tục. Tuy nhiên với dòng máy công suất cao, bồn chứa dầu có thể tùy chỉnh theo một trong 2 cách sau.

  • Hệ thống cấp dầu 1 bồn: Người lắp đặt cần nối ống dẫn dầu đến hệ thống van mở và thước kiểm tra dầu. Sau đó, động cơ sẽ tự động lấy dầu mà không cần nhờ vào bộ phận bơm dầu.
  • Hệ thống cấp dầu từ 2 bồn trở lên: Cần bố trí thêm hệ thống tự động bơm dầu từ bình dự trữ đến bình sử dụng hàng ngày. Chi tiết thiết kế, bạn có thể tham khảo hình minh họa dưới đây.

Hình minh họa hệ thống cấp dầu từ 2 bồn chứa trở lên

Hình minh họa hệ thống cấp dầu từ 2 bồn chứa trở lên

Hệ thống thoát khí thải

Tác dụng chính của hệ thống thoát khí là làm giảm mức độ ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Đây là một phần quan trọng trong bộ tiêu chuẩn lắp đặt máy phát điện.

Trong hệ thống thoát khí bắt buộc phải có bộ phận lọc và ống dẫn khói.

  • Ống dẫn khói: Phải là loại ống thép có mạ kẽm và bao phủ bởi lớp bông thủy tinh, bên ngoài bọc thêm lớp inox.
  • Bộ lọc khói: Cần đảm bảo rằng khói thải ra bên ngoài không có màu đen, lượng khí ô nhiễm ở mức thấp.

Tiếp địa phòng máy

Trong mỗi căn phòng đặt máy phát điện luôn cần bố trí 2 hệ thống tiếp địa. Bao gồm hệ thống tiếp địa trung tính và tiếp địa toàn vỏ. Nhờ có phần tiếp địa này, máy phát điện sẽ hoạt động an toàn hơn, phòng tránh được hư hỏng không cần thiết điều kiện thời tiết xấu.

Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng cũng là một phần tương đối quan trọng khi tiến hành lắp đặt máy phát điện. Theo tiêu chuẩn lắp đặt máy phát điện, hệ chiếu sáng cần đảm bảo 3 yêu cầu.

  • Bố trí đầy đủ đèn chiếu sáng, ổ cắm điện.
  • Dây dẫn điện phải là loại dây lõi đồng bọc PVC, tiết diện trung bình 2 × 1.5mm2.
  • Hệ thống chiếu sáng cần cung cấp đủ độ sáng trong quá trình vận hành.

Khu vực chống nổ

Máy phát điện hoạt động liên tục có thể gây ra cháy nổ. Ngoài ra nguyên cháy nổ còn đến từ nhiều yếu tố bên ngoài. Do đó tại khu vực lắp đặt thiết bị phát điện luôn phải bố trí cả khu vực chống cháy nổ.

  • Trong phòng đặt máy phát cần trang bị bình cứu hỏa.
  • Hệ thống điện tự ngắt khi có dấu hiệu cháy nổ.

Hướng dẫn lắp đặt máy phát điện dự phòng

Trước khi hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt máy phát điện, Thế Giới Led sẽ minh họa sơ qua công tác chuẩn bị cần thiết.

Sơ đồ lắp đặt máy phát điện trong hệ thống điện

Sơ đồ lắp đặt máy phát điện trong hệ thống điện

Công tác chuẩn bị cơ bản

Dự toán lắp đặt máy phát điện không phải lúc nào cũng giống nhau nhưng phần chuẩn bị cơ bản lại không khác nhau là bao.

  • Sơ đồ lắp đặt máy phát điện trong hệ thống điện.
  • Phương tiện đồ nghề cần thiết.
  • Xây bệ móng.
  • Tính toán phương án vận chuyển máy phát, số lượng nhân được tham gia.
  • Hệ thống giàn giáo, dây an toàn.
  • Biển đảo khu vực đang thi công.
  • ..

Dịch chuyển máy phát điện

Kê gỗ tại khu vực cửa đi lại, sử dụng con lăn, cần cẩu tự hành để hạ máy phát xuống đúng vị trí. Quá trình di chuyển cần diễn ra cẩn thận. Bạn có thể dùng 4 kích nâng để dịch chuyển hướng đi của con lăn.

Tiến hành đánh dấu mực

Vị trí lắp cần tuân theo hướng dẫn lắp đặt máy phát điện đã quy định trong bản vẽ. Để đánh dấu vị trí này, bạn cần phải sử dụng mực để định vị bệ máy và bệ đỡ.

  • Định vị bệ móng và tính từ các vị trí bu lông.
  • Tiến hành vận chuyển và lắp đặt dưới sự hỗ trợ của hệ thống con lăn.
  • Kiểm tra và cố định máy phát ở vị trí đã đánh dấu.

Nghiệm thu hiện trường lắp đặt máy phát điện

Sau khi đã lắp xong, bên yêu thi công sẽ tiến hành nghiệm thu. Quá trình nghiệm thu cần có sự tham gia của hai bên hoặc bên thứ ba nếu cần thiết. Biên bản nghiệm thu cần phải có chữ ký của cả hai bên. Trường hợp nhận thấy quá trình lắp đặt chưa đúng, khách hàng có quyền yêu cầu bên thư công phải thực hiện lại.

Trên đây Thế Giới Led đã cập nhật đến bạn tiêu chuẩn lắp đặt máy phát điện. Nếu vẫn còn thắc mắc về phần hướng dẫn lắp đặt máy phát điện, bạn hãy comment bên dưới bài viết này nhé


Phạm Khắc Tấn
Phạm Khắc Tấn

Chuyên gia thiết bị điện và tự động hóa

0 bình luận, đánh giá về Cập nhật tiêu chuẩn lắp đặt máy phát điện mới nhất

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Số điện thoại
0.07238 sec| 996.859 kb