Cập nhật quy trình vận hành máy phát điện chi tiết nhất
Nội dung bài viết
Quy trình vận hành máy phát điện cần thực hiện đúng để đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị phát. Ngoài ra nghĩa dụng đúng quy trình sử dụng máy phát điện, các thiết bị kết nối với nguồn điện cũng hoạt động ổn định hơn. Trong bài viết dưới đây, Thế Giới Led đã tổng hợp và cập nhật quy trình vận hành máy phát điện dự phòng mới nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu đến bạn cách thức chạy thử và bảo trì dàn máy phát.
Quy trình vận hành máy phát điện
Quy trình vận hành máy phát điện cơ bản cần diễn ra theo 4 bước. Trong mỗi bước, người dùng đều phải thực hiện một cách cẩn thận.
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi khởi động máy phát điện, bạn cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị
Trước khi khởi động máy, bạn cần thực hiện một số công tác chuẩn bị để máy có thể vận hành ổn định và an toàn.
- Tiến hành kéo CB trở về đúng vị trí OFF.
- Kiểm tra lượng dầu bôi trơn, xăng hoặc dầu cùng với đó là lượng nước làm mát. Người dùng cần bổ sung nếu nhận thấy chúng không đạt mức tiêu chuẩn.
- Kiểm tra kỹ lượng nước trong bình ắc quy, hệ thống mối kết nối với bình.
- Nếu nhận thấy bị rò rỉ, người dùng cần tiến hành khắc phục ngay.
- Vặn chặt ốc nối, khớp nối bị lỏng lẻo.
Sau khi đã tiến hành các bước chuẩn bị, bước tiếp theo trong quy trình vận hành máy phát triển là khởi động máy.
Bước 2: Khởi động máy
Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình sử dụng máy phát điện. Do đó, người dùng cần tiến thành thật cẩn thận. Trước tiên bạn chỉ cần bấm nút khởi động start và kiểm tra xem máy có nổ hay không.
Bạn chỉ cần bấm nút khởi động start và kiểm tra xem máy có nổ hay không
Trường hợp máy không nổ, bạn hãy xoay nhẹ phần nút dừng khẩn cấp. Khi thực hiện thao tác này có nghĩa bạn đang khởi động lại máy.
Bước 3: Tiến hành đóng tải
Nếu như mày đã bắt đầu nổ, quan hệ theo tuổi một vài thông số cơ bản có hiển thị ngay trên bảng điều khiển hoặc đồng hồ. Chẳng hạn như:
- Điện áp hay hiệu điện thế: 220 / 380V
- Tần số hoạt động: Dao động trong khoảng 50Hz đến 52Hz
- Áp lực trong bình nhớt: Dao động trong khoảng 200Hz đến 500Hz
Khi nhận thấy mọi thông số đều bình thường, bạn hãy điều chỉnh khóa trở về vị trí RUN / OFF. Tiếp theo, bạn lần lượt đóng tải dựa theo thứ tự từ mức công suất lớn cho đến mức công suất nhỏ. Quá trình đóng tải cần đảm bảo không để dòng điện lớn hơn số plate đã ghi trên máy.
Bước 4: Tắt máy
Bấm nút STOP để tắt máy phát điện
Nếu không cần sử dụng máy nữa, đương nhiên bạn phải tắt máy. Tuy nhiên, quá trình tắt máy cũng phải diễn ra theo đúng quy trình.
- Tiến hành ngắt áp đóng tải
- Cho máy chạy không tải trong khoảng thời gian tối thiểu 3 phút
- Bấm nút STOP để tắt máy
Nếu như có sự cố chạm chập hoặc máy không thể ngừng hoạt động, bạn phải bấm nút dừng khẩn cấp EMERGENCY STOP. Cuối cùng kéo khóa trở về vị trí RUN / OFF.
Như vậy, 4 bước trong quy trình vận hành máy phát điện đã thực hiện xong. Trường hợp lần đầu sử dụng máy và muốn kiểm tra công suất thực tế, bạn hãy theo dõi quy trình thử tải máy phát điện dưới đây.
Quy trình chạy thử máy phát điện
Công suất thực tế của máy phát điện không phải lúc nào cũng giống với công bố của kiến nhà sản xuất. Do đó để đảm bảo mua đúng loại máy đặt chuẩn công suất, bạn có thể áp dụng quy trình thử nghiệm máy phát điện theo hướng dẫn của Thế Giới Led.
Bước 1: Khởi động và chạy thử
Tiến hành khởi động máy và chạy thử
Bước khởi động tương tự như trong quy trình vận hành máy phát điện vừa hướng dẫn. Tuy vậy để đảm bảo kết quả đo chính xác, bạn cần để máy hoạt động trong khoảng 10 đến 20 phút. Sau đó hãy bắt đầu kiểm tra thông số trên máy.
Bước 2: Kiểm tra các thông số
Các thông số cần kiểm tra bao gồm:
- Hiệu điện thế hay điện áp
- Tần số hoạt động của máy phát
- Chỉ số áp suất nhớt
- Nhiệt độ của máy
Nếu tất cả thông số trên đều không có gì bất thường, bạn hãy bắt đầu chuyển sang nước đóng tải trở.
Bước 3: Tiến hành đóng tải trở
Muốn kiểm tra công suất thực tế, bạn phải đóng tải mới có thể bắt đầu kiểm tra
Đã kiểm tra tải trở, tất nhiên bạn phải đóng tải mới có thể bắt đầu kiểm tra. Tuy nhiên, bạn không nên đóng ngay 100% tải cùng lúc mà nên đóng một cách lần lượt.
- Tiến hành hành đóng ACB cung cấp địa đến phần tài trở, ghi lại thông số.
- Lần lượt đóng MCB tải trở đến mức 25% tổng công suất hoạt động của máy, để máy hoạt động trong mức tải trở này trong phòng từ 10 đến 20 phút, ghi lại thông số.
- Tiếp tục đóng tải trở đến mức 50% tổng công suất hoạt động của máy, để máy mang tải như vậy trong vòng từ 10 đến 30 phút, ghi lại thông số.
- Đóng từng MCB đến mức 75% tổng công suất hoạt động, để máy hoạt động từng trạng này từ 10 đến 60 phút, ghi lại thông số.
- Đóng MCB tới mức 100% công suất, để máy hoạt động trong thời gian từ 10 đến 20 phút, ghi lại thông số.
- Tiếp tục đóng tải đến mức 110% công suất đồng thời để máy hoạt động trong vòng 10 phút và ghi lại thông số.
Sau khi nhìn lại toàn bộ thông số thực tế, bạn hãy đối chiếu đúng với thông số mà nhà sản xuất cung cấp. Trường hợp máy chạy tải non có nghĩa công suất thực tế không đúng với thiết kế.
Bước 4: Tắt máy và kiểm tra kết quả
Khi đã thử tải xong, bạn có thể đóng máy và kiểm tra tổng thể lại kết. Thời gian thử tải nên kéo dài từ 1 đến 8 tiếng. Thời gian thử càng dài thì kết quả ghi nhận lại càng chính xác.
Quy trình bảo trì máy phát điện
Muốn máy phát điện vận hành bền bỉ, kéo dài tuổi thọ đòi hỏi người dùng cần bảo trì máy một cách định kỳ.
Quy trình bảo trì chung
Lọc gió cần vệ sinh thường xuyên để đảm bảo công suất hoạt động của máy
Quy trình bảo trì chung có thể áp dụng cho mọi dòng máy phát điện. Nó không hề phức tạp nhưng cần thực hiện một cách tuần tự.
- Vệ sinh lọc gió: Lọc gió giữ nhiệm vụ lọc sạch luồng không khí đi vào trong máy phát điện. Vì vậy sau một thời gian sử dụng, người dùng cần vệ sinh bộ lọc. Nếu vệ sinh một cách thường xuyên, công suất máy sẽ luôn được đảm bảo.
- Thay dầu bôi trơn: Khi vệ sinh xong bộ lọc gió, bạn tiếp tục thay dầu bôi trơn cho máy phát điện. Như vậy, động cơ sẽ hoạt động êm ái, không gây ra tiếng ồn quá lớn.
- Thay nước làm mát: Nếu muốn hạ nhiệt độ trong quá trình vận hành máy phát điện, người dùng sẽ cần sử dụng nước làm mát. Khi thay nước làm mát, bạn nên đồng thời vệ sinh két nước.
- Tiến hành xả e và nước: Mục đích chính của việc xả e và nước là loại bỏ không khí ra khỏi bộ phận ống cấp nhiên liệu. Nhằm giúp máy khởi động dễ dàng hơn.
- Vệ sinh ống cấp nhiên liệu: Ống nhiên liệu cần vệ sinh ngay sau khi xả e và nước. Ngoài ra, bạn cần phải vệ sinh thêm cả bộ đệm lò xo đồng thời bôi thêm lớp dầu mỏng trên đây.
Cấp độ bảo trì
Cấp độ bảo trì máy phát điện có thể chia thành 4 mức tùy theo thời gian hoạt động của thiết bị.
Cấp độ bảo trì máy phát điện điện có thể chia thành 4 mức tùy theo thời gian hoạt động
Cấp độ A - bảo trì
Khi máy phát điện hoạt động được từ 250 đến 1000 giờ, thanh niên thực hiện bảo trì theo cấp độ. Một số công việc cần thực hiện bao gồm:
- Kiểm tra lịch sử hoạt động của máy.
- Rà soát một số bộ phận như ống xả, tình trạng hoạt động của cánh quạt.
- Kiểm tra các mức nhiên liệu như lượng nhớt, khí nạp.
- Tiến hành thay bộ lọc nhớt, lọc nhiên liệu, đồng thời vệ sinh khu vực lọc gió.
Cấp độ B - tiểu tu
Cấp độ bảo trì B tương ứng với thời gian hoạt động của máy là từ 1000 đến 2000 giờ. Khi đó, có thể máy đã hoạt động trên 12 tháng. Do đó, việc bảo trì là hoàn toàn cần thiết. Trước tiên, bạn cần kiểm tra một số yếu tố như:
- Tình trạng hư hỏng các bộ phận và tiến hành thay thế nếu thực sự cần thiết.
- Tình trạng hoạt động của bộ tản nhiệt.
- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế trên thiết bị phát.
Khi đã kiểm tra xong, bạn cần tiến hành thay nhớt, nước làm mát hệ thống. Sau đó, kiểm tra tổng thể lại một lần nữa.
Cấp độ C - trung tu lần đầu
Khi máy hoạt động được từ 2000 đến 6000 giờ, bạn cần trung tu lần đầu
Nếu máy hoạt động được từ 2000 đến 6000 giờ, bạn cần trung tu lần đầu cho dàn máy phát điện. Nói chung, sau khoảng 4 đến 7 năm, máy phát điện nên trung tu một lần. Các công việc cần làm bao gồm:
- Vệ sinh động cơ.
- Kiểm tra các khe hở, bôi trơn cho bánh căng đai.
Cấp độ D - trung tu lần thứ hai
Hoạt động trung tu lần hai nên thực hiện khi làm việc được trên 6000 giờ, tương ứng với thời gian từ 7 đến 10 năm. Nhìn chung, quy trình bảo trì không quá khác biệt so với trung tu lần 1.
- Thay thế bình điện nếu nhận thấy hư hỏng.
- Thay thế phụ tùng cơ bản như bộ lọc nhớt, bình nhiên liệu, van ống, bộ sửa chữa bơm nước, puli trung gian.
- Vệ sinh và điều chỉnh becphun, bổ sung nhiên liệu.
- Vệ sinh hệ thống làm mát.
Quy trình kiểm định máy phát điện tại các nhà máy diễn ra khá chặt chẽ. Bởi quy trình sản xuất máy phát điện cần phải tuân thủ theo tiêu chuẩn cụ thể. Khi tìm hiểu quy trình lắp ráp máy phát điện, bạn có thể tham khảo thêm một số quy trình này. Quy trình lắp đặt máy phát điện đã được Thế Giới Led đã giới thiệu trong bài viết trước đó, bạn tìm đọc lại để nắm rõ cách thức lắp đặt.
Quy trình vận hành bảo trì máy phát điện cần thực hiện đúng. Mong rằng phần giới thiệu quy trình vận hành máy phát điện trên đây của Thế Giới Led đã giúp ích trong quá trình sử dụng thiết bị. Ngoài ra để nhận thông báo giá hoặc đặt hàng máy phát điện và các loại phụ tùng, bạn hãy liên hệ theo số hotline 0946.79.5885
Có 0 bình luận, đánh giá về Cập nhật quy trình vận hành máy phát điện chi tiết nhất
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm