AVR máy phát điện là gì? Cách đấu mạch AVR chuẩn nhất
Nội dung bài viết
- AVR máy phát điện là gì?
- Nguyên lý mạch AVR máy phát điện
- Chức năng chính của mạch AVR máy phát điện
- Cách đấu AVR cho máy phát điện
- Cập nhật giá bộ AVR máy phát điện
AVR máy phát điện chắc hẳn đã khá quen thuộc với người đã và đang sử dụng thiết bị phát điện. Khách hàng không khó để tìm mua bộ AVR máy phát điện. Thế nhưng nếu muốn lắp đặt và sử dụng hiệu quả, bạn cần nắm rõ tính chất AVR trong máy phát điện là gì. Bài viết ngày hôm nay của Thế Giới Led hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ phận AVR trong máy phát điện.
AVR máy phát điện là gì?
Bộ AVR trong máy phát điện là hệ thống thực hiện nhiệm vụ điều khiển điện áp đầu cực. Quá trình điều khiển để thực hiện thông qua bộ kích từ máy phát điện-AVR. Nhờ đó, điện áp tại hai đầu cực luôn nằm trong giới hạn phạm vi cho phép.
AVR máy phát điện là hệ thống thực hiện nhiệm vụ điều khiển điện áp đầu cực
Trường hợp bộ AVR không còn khả năng điều chỉnh điện áp đồng nghĩa nguồn điện cung cấp đến hệ thống thiết bị tiêu thụ không thể đạt chuẩn. Nếu như núi thiết bị mất, hệ thống sẽ mất thời gian khá lâu để điều chỉnh.
Nguyên lý mạch AVR máy phát điện
Nếu muốn hiểu thêm về nguyên lí làm việc của hệ thống mạch AVR, bạn Hãy theo dõi hình minh họa và phần giải thích dưới đây.
Sơ đồ mạch AVR máy phát điện
Theo như hình minh họa trên, người quan sát cần chú ý một vài ký hiệu sau:
- Cuộn dây số 1 và số 2 đóng vai trò là cuộn dây cấp nguồn điện xoay chiều AC cho mạch kín.
- Cuộn dây số 1 và số 2 giữ vai trò là quần tây hồi tiếp. Chúng có nhiệm vụ đo lường mức điện áp đầu ra của máy phát nhằm điều chỉnh kích từ sao cho hợp lý nhất.
- F+ và F- lại chính là cuộn dây kích trong cuộn cảm roto của máy phát điện.
Nếu như quan sát sơ đồ AVR máy phát điện trên, nguyên lý hoạt động của mạch AVR có thể được mô tả ngắn gọn như sau.
Khi nguồn kích chỉnh lưu đi qua vị trí diode PB1004, nó sẽ lập tức chuyển thành nguồn một chiều. Tiếp đến, điện áp một chiều chiều lại được cấp đến phần dây kích từ dựa vào quá trình điều chỉnh của hai transistor H1061 và D718.
Cả hai transistor này bị phân cực bởi điện trở 27Kohm và dòng điện 5w mắc song song. Nếu như không có gì bất thường xảy ra, transistor D718 sẽ đi vào giai đoạn bão hòa.
Tiếp theo đến cuộn dây số 3 và số 4 làm nhiệm vụ hồi tiếp điện áp thiết bị phát điện về đến mạch điều thế. Trường hợp thiết bị phát đảm bảo đủ định mức điện áp, hiệu điện thế U có thể hồi tiếp gần bằng 26VAC, đồng thời chỉnh lưu về chỉ số 24VDC.
Sau đó, điện áp phải đi qua hệ thống lọc 470 Ω và 47 µ F để biến đổi thành điện áp 8.6 V. Trường hợp điện áp đầu ra lớn hơn 220V thì điện hồi tiếp phải phân cấp bằng 8.8V. Từ đó, giảm đi dòng phân cực cho cả hai darlington, dòng kích từ sau đó cũng giảm theo.
Nói chung bạn chỉ cần nhớ ngắn gọn rằng cả hai transistor darlington làm nhiệm vụ dẫn tự do khi dòng kích từ tăng lên. Trong trường hợp dòng kích từ xấp xỉ định mức thì H1061 phải tiến hành điều chỉnh giảm xuống. Mạch AVR chỉ hoạt động ổn định khi hiệu điện thế đầu ra xấp xỉ ngưỡng 8.6V.
Chức năng chính của mạch AVR máy phát điện
Mạch AVR máy phát hiện đảm nhiệm rất nhiều chức năng trong hệ thống phát điện. Chẳng hạn như điều chỉnh điện áp, giới hạn tỉ số điện áp, điều chỉnh công suất và bù điện áp.
Điều chỉnh điện áp
AVR máy phát điện có chức năng chính là theo dõi mức điện áp đầu ra của thiết bị phát điện. Sau đó, đối chiếu với điện áp định mức và tiến hành điều chỉnh sao cho chỉ với điện áp tham chiếu.
AVR máy phát điện có chức năng chính là theo dõi mức điện áp đầu ra của thiết bị phát điện
Trường hợp cần thay đổi điện áp cho thiết bị phát điện, người dùng cần thay đổi điện áp tham chiếu. Thông thường điện áp tham chiếu sẽ bằng với giá trị định mức.
Giới hạn tỉ số điện áp / tần số
Khi một dàn máy phát bắt đầu khởi động cùng chính là thời điểm roto quay. Tốc độ quay lúc này vẫn còn tương đối thấp. Mạch AVR máy phát điện khi đó thường có xu hướng đẩy dòng kích điện tăng cao. Quá trình tăng dòng kích điện thực hiện tương tự như quá trình điều chỉnh điện áp.
Mạch AVR tiến hành điều chỉnh giới hạn tỷ lệ điện áp / tần số
Chính đặc điểm này lại dẫn đến việc cuộn roto bị tăng nhiệt. Đồng thời những thiết bị nối vào đầu cực cũng bị kích thích tăng nhiệt.
Thực tế tốc độ hoạt động của máy phát điện tuyến khoảng 95% so với 100% tốc độ định mức. AVR có nhiệm vụ theo dõi để thực hiện điều chỉnh dòng kích điện. Điều khiển chưa thể đạt đúng tham chiếu nhưng cũng đủ để hệ thống phát điện hoạt động bình thường.
Điều chỉnh công suất vô công
Lúc máy phát điện chưa sản sinh ra điện, AVR chỉ có thể thay đổi điện áp tại đầu cực nắng muốn tăng hoặc giảm dòng kích điện. Mối liên hệ giữa điện áp và dòng kích điện sẽ được mô tả theo một đường cong hay còn gọi là đặc tuyến V - A.
AVR có khả năng điều chỉnh công suất phản kháng
Tuy nhiên khi thiết bị phát kết nối với điện lưới có công suất lớn hơn, quá trình tăng hoặc giảm dòng kích điện lại không thể thực hiện ở điện áp thấp. Lúc này, AVR sẽ không thể điều chỉnh điện áp nữa. Thông số mà AVR điều chỉnh khi đó là công suất vô công (công suất phản kháng).
Quá trình điều chỉnh cực nhạy giúp máy phát điện hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh chức năng theo dõi và điều chỉnh điện áp thực tế, AVR hiệu chỉnh cả điện áp ảo. Xét về bản chất thì đây chính là quá trình trình điều khiển dòng kích điện.
Bù trừ điện áp suy giảm
Trong một số trường hợp khi tăng tải tính đến tình trạng hao hụt điện áp. Đây là nguyên nhân khiến điện áp phân phối đến các hộ gia đình bị suy giảm.
AVR máy phát điện có chức năng bù trừ điện áp suy giảm
Muốn hạn chế tình trạng hao hụt điện áp, mạch AVR kinh phải dự đoán trước được mức độ sụt giảm trong quá trình truyền tải điện năng. Việc này được thực hiện thông qua quá trình bù trừ giữa máy phát điện và hệ thống tiêu thụ điện năng.
Thông thường điện áp tiêu thụ sẽ giảm so với tải. Mặt khác điện áp lại đầu cực của thiết bị phát lại tăng hơn so với tải. AVR máy phát điện điện áp tổng thể và bắt đầu điều chỉnh dòng kích từ.
Cách đấu AVR cho máy phát điện
Muốn đấu mạch AVR cho thiết bị phát điện, bạn hãy tham khảo các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Bước 1: Xác định đầu ngõ và đầu ra
Trong bước đầu tiên này bạn phải đầu ngõ và đầu ra của AVR. Khi biết chính xác hai đầu này, bạn mới bắt đầu đấu nối mạch AVR. Trong đó mạch AVR luôn có bốn đầu nối cơ bản thuộc nhóm input và output:
- Đầu nối nhóm input: Có thể là No T1 hoặc No V ứng với điện áp 0V hoặc 220V.
- Đầu nối nhóm output: F+ và F-, ứng với cực dương và cực âm khi kích vào vị trí chổi than.
Bước 2: Bắt đầu đấu nối
Khi đã xác định xong đầu ngõ và đầu ra, bạn hãy bắt đầu chuyển sang bước đấu nối. Theo đó, bạn cần sử dụng đầu F+ và F- đấu nối vào cực âm và cực dương của chổi than.
Bước 3: Vận hành thử
Nếu quá trình đấu nối hoàn tất, bạn có thể thử vận hành thiết bị phát điện. Trường hợp điện áp tại đầu ra của thiết bị pháp ổn định thì mức điện áp phải là 220V hoặc 380V. Trong đó, 220 áp dụng với máy phát 1 pha, còn 380V là dành cho máy phát điện 3 pha.
Cập nhật giá bộ AVR máy phát điện
Giá AVR máy phát điện có thể dao động trong khoảng từ vài trăm ra cho đến vài triệu đồng. Mức giá bán còn tùy thuộc vào loại AVR sử dụng cho loại máy phát điện nào. Chẳng hạn như giá mạch AVR máy phát điện 3kw sẽ khác với giá mạch AVR máy phát điện 2kw.
Giá AVR máy phát điện có thể dao động trong khoảng từ vài trăm ra cho đến vài triệu đồng
Giá bán AVR máy phát điện 5KVA thường cao hơn so với giá bán AVR máy phát điện 3KVA. Ngoài ra, mỗi nơi bán avr máy phát điện lại cung cấp một bảng giá khác nhau. Nếu muốn biết chính xác giá bán của từng mẫu AVR, bạn hãy tham khảo trên website của từng bên cung cấp. Hoặc liên hệ trực tiếp với bên bán hàng để hỏi giá.
Để mua bộ AVR máy phát điện chính hãng, bạn hãy lựa chọn Thế Giới Led. Chúng tôi chuyên cung cấp máy phát điện và phụ kiện máy phát điện chất lượng. AVR dùng trong máy phát tại hệ thống của Thế Giới đa dạng về cả chủng lỗ và giá cả. Vậy nếu cần đặt hàng, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0946.79.5885
Có 0 bình luận, đánh giá về AVR máy phát điện là gì? Cách đấu mạch AVR chuẩn nhất
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm